3/02/2017

Bệnh sỏi mật và cách điều trị hiệu quả

Bệnh sỏi mật là gì? Sỏi mật có nguy hiểm không? Các triệu chứng của sỏi mật và cách điều trị như thế nào là những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay khi số người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng tăng cao. Cùng tìm hiểu về bệnh sỏi mật qua bài viết sau đây nhé.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan (sỏi gan). Sỏi mật có 2 loại chính: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.

– Sỏi cholesterol: Được hình thành do quá dư thừa cholesterol (cholesterol chiếm trên 70% lượng dịch mật), cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay.

– Sỏi sắc tố: Thành phần sỏi chủ yếu là Bilirubin  và các muối canxi (hàm lượng cholesterol dưới 30%), thường hình thành do nhiễm trùng mãn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều).

bệnh sỏi mật
Hình minh họa bênh sỏi mật.

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi mật nếu không có triệu chứng thì ít khi nguy hiểm. Nhưng khi sỏi gây ra các triệu chứng như đau quặn hạ sườn phải, sốt, vàng da… thì người bệnh không nên xem nhẹ, vì đó có thể là dấu hiệu cho sự viếng thăm của biến chứng sỏi mật. Biến chứng sỏi mật rất nguy hiểm, không chỉ làm tốn kém chi phí và phức tạp trong việc điều trị, mà còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do sự mất cân bằng giữa các thành phần này.

Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó được hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.

sỏi mật chiệu trứng
Người mắc bệnh sỏi mật thường gặp những triệu chứng nào?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Người mắc bệnh sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng sỏi mật sau:

- Đau: Người bệnh sỏi mật thường gặp các cơn đau đột ngột đến dữ dội, đau từ vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.

- Sốt: Do nhiễm khuẩn đường mật, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.

- Vàng da: Xuất hiện khi tắc mật. Trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.

- Gan to: Chỉ khi khám bệnh thì mới phát hiện ra. Đây là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, nếu chỉ bị sỏi túi mật thì không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.

- Triệu chứng khác: người bệnh thường không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Trường hợp này cần phải loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự để chắc chắn đây là triệu chứng liên quan tới sỏi.

Cách điều trị sỏi mật

Có nhiều loại thuốc trị sỏi mật hiệu quả tùy theo loại bệnh sỏi mật mắc phải. Ở đây, trisoithan.vn sẽ đưa các loại thuốc dành cho 2 loại bệnh sỏi mật chính đó là: Sỏi túi mật và Sỏi trong gan.

Đối với sỏi túi mật:

·         Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.

·         Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

·       Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.

·         Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:

·     Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

·         Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

·         Phẫu thuật để lấy sỏi.

sỏi mật nên ăn gì
Người bị sỏi mật nên ăn gì?

Người bị sỏi mật nên ăn uống như thế nào?

Khi bị sỏi mật, trong việc ăn uống, cần kiêng cữ các loại thực phẩm sau:

- Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, tính nóng như thịt dê, thịt chó, ba ba, lòng đỏ trứng gà…

- Các loại đậu hạt có nhiều chất béo như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương…

- Các loại thực phẩm nhiều gia vị kích thích, có vị cay như tiêu, ớt, hành, tỏi, cà ri, gừng, mù tạt…

- Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu, có sử dụng nhiều nguyên liệu có tính nóng, cay, chua, mặn quá.

- Ngoài ra, một số thực phẩm có chứa độc tố như măng tre, khoai mì, cà chua còn xanh, khoai tây mọc mầm… cũng gây tổn hại cho gan, mật. Ngược lại, cũng có một số món ăn bổ ích đối với những người bị sỏi mật như: Cháo thịt bò bằm, cháo sườn bí đao, cháo cá lóc, cháo mè, cháo sữa đậu nành, cháo bí đỏ, cháo củ sen...

Theo viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) người bị bệnh túi mật cần mỗi ngày chỉ dùng không quá 200 mg cholesterol. Sau đây là bảng liệt kê một số thực phẩm có chứa cholesterol từ thấp đến cao:
Các thực phẩm có hàm lượng cholesterol>50mg% (tức trong 100 g thực phẩm có chứa hơn 50 mg cholesterol) như:

Cá trích (52), thịt bò (59), thịt heo hộp (60), chân giò heo (60), thịt thỏ (65), sườn heo (66), thịt bò, heo xay hộp (66), cá chép (70), giăm bông heo (70), thịt bê béo (71), thịt ngựa (75), thịt vịt (76), thịt cừu (78), thịt ngỗng (80), thịt gà tây (81), thịt bò hộp (85), mỡ heo (95), dạ dày bò (95), lưỡi bò (108), sữa bột toàn phần chưa tách béo (109), thịt gà hộp (120), tim heo (140), bầu dục heo (375), phô mai (406), gan gà (440), trứng gà toàn quả (600), lòng đỏ trứng gà (1.790), não bò (2670), não heo (3100).

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sỏi mậtsỏi mật trái sung tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn đọc quan tâm hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về căn bệnh này cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất và hoàn toàn miễn phí nhé.







Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Bài viết mới

Blog Archive

Blog Archive

Total Visitors