5/17/2017

4 tác hại chết người của việc ăn mặn

Việc ăn mặn thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh do thói quen ăn mặn gây ra để từ đó điều chỉnh lại lượng muối nạp vào cơ thể cho phù hợp hơn bạn nhé.

Bệnh huyết áp, tim mạch, đột quỵ

Khi lượng muối trong cơ thể cao hơn mức cần thiết, natri sẽ hút nước từ thành của động mạch vào trong mạch máu làm cho động mạch bị thu hẹp lại trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên. Từ đó nguy cơ các bệnh về huyết áp cũng tăng theo.

Ngoài ra, khi bạn ăn quá mặn sẽ phải uống nhiều nước nên làm tăng khối lượng máu tuần hoàn khiến tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày dễ gây suy tim. Một khi huyết áp tăng cao và tim ngày càng yếu đi thì nguy cơ đột quỵ là điều khó tránh khỏi.

Tác hại chết người của việc ăn mặn - Ảnh 1
Tác hại chết người của việc ăn mặn - Ảnh 1
Viêm loét và ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ăn quá mặn có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh về dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày. Lượng muối nạp vào cơ thể quá cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ viêm loét.

Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều muối còn làm tăng khả năng nhiễm khuẩn H.pylori – một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày. Chỉ cần mỗi ngày bạn hấp thụ dư 1g muối sẽ làm tăng 8% nguy cơ ung thư dạ dày.

Tác hại chết người của việc ăn mặn - Ảnh 2
Tác hại chết người của việc ăn mặn - Ảnh 2
Hại thận

Phần lớn lượng muối đưa vào cơ thể đều phải được xử lý qua thận. Do đó, nếu nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ gây trở ngại quá trình đào thải các chất cặn bã đồng thời thận cũng làm việc quá tải lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Ngoài ra, lượng canxi và natri không được cơ thể sử dụng sẽ dư thừa và đi vào nước tiểu. Từ đó làm tăng tải trọng lọc của thận và nếu như thận lọc không hết thì nguy cơ bị sỏi thận rất cao.

Các bệnh về xương khớp

Lượng muối thừa gây thất thoát canxi ở xương qua đường nước tiểu, khiến xương trở nên yếu,  giòn hơn và nguy cơ loãng xương tăng cao. Đó là lý do vì sao càng lớn tuổi thì người ta càng phải ăn giảm muối lại trong khẩu phần ăn của mình.

Tác hại chết người của việc ăn mặn - Ảnh 3
Tác hại chết người của việc ăn mặn - Ảnh 3
Vậy mỗi ngày ăn bao nhiêu muối là đủ?

Tuy ăn mặn gây hại sức khỏe nhưng cũng không nên vì thế mà loại muối hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn bạn nhé. Vì muối cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc suy trì sức khỏe đấy.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe thì đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn trong phạm vi 6 - 8g muối/ngày, tương đương với 1,5 muỗng cà phê muối. Còn đối với những người đang mắc bệnh thì nên ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ cho từng loại bệnh khác nhau.

Share:

Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của nước mía trong đông y

Trong Đông Y, Mía được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.

Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới róc vỏ). Dùng uống chữa ho, hen, nôn, mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

 Với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ Mía được mệnh danh
“Thang thuốc phục mạch" trong Đông Y.

Kiến Thức Bệnh Sỏi xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả một thang thuốc phục mạch mà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nhiệt ngày hè...

Bài thuốc chữa bệnh bằng nước mía thường dùng

Trị sỏi thận: ăn mía, uống nước mía. Sỏi thận xảy ra do mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để hydrat hóa cơ thể, bạn hãy cố gắng tiêu thụ nước ép mía một cách thường xuyên. Trong nước mía cũng có một số thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Chữa ho gà: Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.

Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát, ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón: Nước mía 200ml, gạo 60g (nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).

Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ.

Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hằng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao rồi hấp cơm ăn.

Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.

Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một, không uống một lúc tất cả.

Trẻ em đổ mồ hôi trộm: Ăn mía, uống nước mía.

Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.

Chữa phiên vị, ăn vào nôn ra: Nước mía 200ml, nước cốt gừng 15ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.

Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.

Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.

Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: Nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.

Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

Người gầy da khô, tóc cháy: Rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi đi ngủ.

Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.

Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.

Phòng hậu sởi: Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi.

Sốt rét có báng: Phế lao. Ăn mía dài ngày hàng tuần, hàng tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.

Ngộ độc cá nóc: Nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Chỉ uống để sơ cứu rồi mang đi bệnh viện ngay.

Có sách cổ cho rằng uống nước mía bằng cách nhai có hai cái lợi: Một là uống được ít một sẽ có lợi hơn và hai là “Tập thể dục cho răng khỏe”. Ngày nay lại có sáng kiến dùng mía làm cốt bọc thịt ra ngoài để nướng. Phối hợp như vậy rất tốt. Tránh trộn nước mía với bia có hại...

Kien Thuc Benh Soi (Theo SKĐS)
Share:

5/12/2017

Phòng ngừa bệnh sỏi mật tái phát bằng cách nào?

Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, bị bệnh sỏi mật đã mổ nội soi lấy sỏi cách đây 3 tháng nhưng lại đau tái phát. Mọi người nói bệnh của mẹ tôi phải ăn kiêng để phòng ngừa bệnh sỏi mật tái phát lại. Xin bác sĩ tư vấn cần lưu ý gì trong chế độ ăn để bệnh không tái phát? (Nguyễn Thị Hồng- Hưng Yên)

Dược sĩ tư vấn:

Có hai loại sỏi mật khác nhau là sỏi túi mật và sỏi đường mật. Sỏi túi mật thường là sỏi cholesterol (hay gặp ở phụ nữ béo phì). 

Phòng ngừa sỏi mật tái phát, cách nào?
Phòng ngừa sỏi mật tái phát, cách nào?

Nguyên nhân do dinh dưỡng vô độ cho nên cần có chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít chất béo, nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ, hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật... Còn sỏi đường mật thường do giun đũa chui lên đường mật, gây viêm nhiễm, hay chết tại đó; xác và trứng giun tạo điều kiện cho sắc tố mật vón dần lại thành một hay nhiều viên rải rác trong đường mật. 

Nếu sỏi làm tắc ống mật chủ sẽ gây ứ mật hoàn toàn, kể cả túi mật, có thể làm cho thành túi mật giãn mỏng kèm theo viêm cấp. Vì nguyên nhân thường do giun đũa nên phòng ngừa bằng cách vệ sinh ăn uống: không uống nước lã, không ăn rau sống, trước khi ăn cần rửa tay sạch sẽ. Định kỳ phải tẩy giun nếu sống ở vùng có nguy cơ nhiễm giun cao (vùng trồng màu).

Trong thư bạn không nói rõ mẹ bạn bị sỏi gì, ở túi mật hay đường mật, một sỏi hay nhiều sỏi. Nếu đã mổ vì sỏi cholesterol (sỏi một viên) thì ít khi bị tái phát. Nếu sỏi đó là sỏi sắc tố mật, sỏi nằm rải rác nhiều nơi, sỏi trong gan thì rất nhiều khả năng tái phát. Do vậy, việc phòng sỏi tái phát cũng tùy nguyên nhân và loại sỏi (như đã nói trên) để thực hiện chế độ ăn phù hợp. Điều lưu ý là mẹ bạn nên khám và siêu âm để phát hiện sỏi tái phát và điều trị kịp thời.



Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.



Share:

5/09/2017

Cách chữa sỏi thận rất hiệu quả nhờ chế độ ăn uống phù hợp

Sỏi thận xảy ra khi mức độ chất khoáng và muối có trong nước tiểu tăng cao, kết tủa lại và một lý do nào đó chúng không thể tự hòa tan để đào thải ra ngoài. Sỏi này có thể đi từ thận ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa. Dấu hiệu của bệnh sỏi thận là: đau nhói ở bụng dưới, lưng, hông hoặc bẹn, đau khi đi tiểu, buồn nôn, ói mửa, sốt cao, ớn lạnh...

Nếu bị bệnh sỏi thận, bạn cần xét nghiệm thành phần sỏi và nước tiểu để xem liệu có bị nguy cơ sỏi thận đặc biệt. Khoảng 80% người bị sỏi thận là sỏi canxi.

Có một vài phương pháp có thể hỗ trợ tốt việc loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể nhờ chế độ ăn uống phù hợp như sau:

Cắt giảm muối trong khẩu phần ăn

Nếu bị sỏi canxi, bạn nên cắt giảm các thực phẩm nhiều sodium chế biến sẵn, thức ăn nhanh, vì sodium làm tăng lượng canxi trong nước tiểu.

Không chỉ khi bị sỏi thận bạn mới kiêng, mà để phòng ngừa sỏi thận, bạn cũng đừng lạm dụng muối quá vì nó còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch...

Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cơ thể tự loại bỏ sỏi hận ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.

Tích cực uống nước chanh

Uống khoảng 120 ml nước chanh hằng ngày pha loãng với khoảng 2 lít nước có thể giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát hai loại sỏi thận là calcium oxalate và calcium phosphate do  nước chanh làm tăng lượng citrate trong nước tiểu khiến giảm hình thành những loại sỏi này.

Uống nước chanh có thể thay thế cho liệu pháp chữa trị bằng citrate thường dùng, nhưng khi uống bạn đừng nên cho thêm đường. Các thức uống ngọt có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận lên đến 20%.

Nếu không muốn uống nước chanh, bạn cũng có thể uống thật nhiều nước lọc. Uống đủ lượng nước để tăng lượng nước tiểu hằng ngày lên gấp đôi có thể phòng ngừa sỏi thận. Bước này làm loãng nước tiểu, giữ không cho canxi và các hợp chất khác gắn kết với nhau.

Ngoài nước sạch, bạn có thể uống cà phê thay cho trà vì chất oxalate trong trà có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người.

Không nên kiêng hoàn toàn thực phẩm nhiều canxi

Khi bị sỏi thận, một số người có quan niệm cần kiêng hoàn toàn những thực phẩm có canxi mà không biết rằng việc ăn quá ít canxi có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Để chữa sỏi thận hiệu quả, bạn có thể cần phải cắt giảm các loại thực phẩm nhiều oxalate như củ cải đường, đậu xanh, đại hoàng và rau chân vịt... Nhưng hãy ăn nhiều các loại rau quả khác thay thế, và ăn đủ protein từ động vật để kiềm chế lượng citrate trong nước tiểu.

Kiểm tra các loại thuốc

Bạn nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng để xem liệu chúng có gây sỏi thận và điều chỉnh lại những phương thuốc an toàn hơn cho bạn. Các loại thuốc gây nguy cơ sỏi thận cao là thuốc nhuận trường, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu ít kali (dùng cho bệnh cao huyết áp), thuốc chặn kênh kali (dùng để kiểm soát nhịp tim và chứng đa xơ cứng) và sulfonylureas (dùng để điều trị tiểu đường tuýp 2)...


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Kiến thức bệnh sỏi (Pháp luật TPHCM)
Share:

Như nước ấm, nước lạnh cũng có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Nước là thành phần cấu tạo chính của cơ thể, giúp cơ thể thực hiện tốt các hoạt động. Không chỉ giúp các tế bào khỏe mạnh, nước còn có khả năng loại bỏ những chất cặn bã và độc tố ra khỏi cơ thể. Chúng ta luôn được khuyến cáo nên uống nước ấm hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong vài trường hợp, bạn lại phải chọn sử dụng nước lạnh.

Không thể phủ nhận nước là liều thuốc bổ tốt nhất cho toàn cơ thể và có thể đặc trị cho một số căn bệnh nhất định. Biết cách uống nước đúng loại và đúng thời điểm có thể giúp chúng ta phòng ngừa cũng như hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn là thuốc.

Ngoài ra, nước giúp làn da hồng hào, hỗ trợ hệ miễn dịch, thúc đẩy năng lượng, bôi trơn các khớp, cải thiện tâm trạng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Chúng ta luôn nói về tác dụng của việc uống nước ấm hàng ngày. Nhưng thật ra, nước lạnh cũng có những lợi ích nhất định. Ở đây, nước lạnh để uống là nước đun sôi để nguội và nước lạnh để vệ sinh cá nhân là nước lạnh chảy trực tiếp từ vòi.

Đặc biệt là vào mùa hè, nước giúp làm mát cơ thể. Hơn thế nữa, nước lạnh cũng giúp chữa bệnh bằng cách giảm lưu lượng máu, thúc đẩy quá trình thải độc và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của nước lạnh.

Như nước ấm, nước lạnh cũng có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
1. Sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận. Nhưng cách phòng tránh và điều trị bệnh sỏi thận tốt nhất là nước. Hãy uống nước lạnh thường xuyên.

2. Bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do sự tích tụ của axit uric, ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp trong cơ thể. Uống nhiều nước lạnh sẽ giúp loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả. Đây cũng được xem là một phương pháp để ngăn chặn bệnh gout.

3. Giảm đau

Nước lạnh là lựa chọn tốt nhất để giảm đau. Nhúng khăn vào nước lạnh rồi đặt lên hoặc rửa sạch vùng bị đau sẽ giúp giảm đau do nước lạnh giảm lưu lượng máu tới các cơ.

4. Cải thiện khả năng sinh sản cho nam giới

Khả năng sinh sản của nam giới phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ của tinh hoàn. Nhưng một số nghề nghiệp đặc thù phải thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu hoặc lái xe trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì nhiệt độ thích hợp cho tinh hoàn.

Ngâm mình trong bồn nước lạnh là phương pháp khắc phục hiệu quả.

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiểu tiểu có thể được chữa khỏi chỉ bằng cách uống nhiều nước hơn. Uống nước lạnh sẽ giúp "tống sạch" vi khuẩn một cách hiệu quả. Thậm chí, việc uống nước lạnh còn giúp ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về thận như sỏi thận.

6. Tốt cho mắt

Các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh mắt bằng nước lạnh thường xuyên. Điều này sẽ giúp thư giãn mắt, loại bỏ bụi và chất bẩn có thể gây kích ứng mắt. Đối với trường hợp kích ứng mắt nhẹ, nước lạnh là thuốc chữa hiệu quả.

7. Giảm trào ngược

Nước lạnh có thể làm dịu hệ tiêu hóa, kiếm soát tình trạng ợ chua và cảm giác khó chịu khác liên quan đến axit dạ dày. Uống một cốc nước lạnh sau khi ngủ dậy rất tốt cho hệ tiêu hóa.

8. Điều trị da khô

Nước nóng là nguyên nhân chính gây khô da. Nếu không được chữa trị, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tắm bằng nước lạnh giúp trị chứng khô da và các biến chứng liên quan.

Share:

Bài viết mới

Blog Archive

Blog Archive

Total Visitors