4/19/2017

Sỏi gan nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Chúng ta thường nghe nói đến bệnh sỏi thận hay sỏi mật mà không hề biết đến sự tồn tại của sỏi gan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sỏi gan không phải là một căn bệnh hiếm gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào (nữ nhiều hơn nam). Bệnh sỏi trong gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như ngộ độc gan, áp xe gan và thậm chí là suy gan. Chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và sẽ rất khó để điều trị tận gốc khi mắc căn bệnh này. Vậy bệnh sỏi gan nên ăn gì và kiêng gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh sỏi gan, nguyên nhân, triệu chứng và những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị sỏi gan qua bài viết sau đây:

Tìm hiểu về bệnh sỏi gan


Sỏi gan là gì?


Sỏi gan là sỏi nằm ở trong gan, bản chất của nó cũng y như sỏi mật, nhưng lại nằm trong các ống gan. Mật từ gan sẽ tiết ra, theo các ống gan chảy ra các ống mật lớn và ống mật nhỏ, rồi theo ống mật chính đổ vào túi mật. Mật có thể kết tủa tại túi mật và hình thành sỏi mật.

Có 2 loại sỏi mật là sỏi bilirubin (thấy nhiều ở VN) và sỏi cholesterol (thấy nhiều ở châu Âu). Sỏi mật cũng có thể hình thành trong các ống gan nên gọi là sỏi gan.

Sỏi gan nên ăn gì và kiêng ăn những gì?
Hình ảnh về bệnh sỏi trong gan.

Nguyên nhân gây sỏi gan


Lý do thực sự đằng sau sự phát triển của sỏi gan chưa được phát hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số các yếu tố có thể liên quan đến nguyên nhân gây sỏi gan bao gồm:

– Sự bất thường của axit mật và cholesterol trong gan.

– Viêm đường mật do mật tích tụ trong gan.

– Tích lũy chất độc hại trong gan cũng như trong toàn bộ cơ thể.

– Thói quen ăn uống nghèo nàn gây suy dinh dưỡng.

– Vấn đề di truyền (sự xuất hiện của các gen xấu).

– Sử dụng thường xuyên các loại thuốc tổng hợp.

– Giun từ ruột lên đường mật và gây nhiễm trùng. Giun thường ký sinh ở phần đoạn cuối của ruột non. Vì một vài lý do nào đó mà giun đi ngược từ ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật trong gan. Sự hoạt động của giun ở đây gây nhiễm khuẩn đường mật dẫn đến sự hình thành sỏi trong gan.

Các triệu chứng của sỏi gan


Giống như hầu hết các vấn đề sức khỏe khác bên trong cơ thể, sỏi gan cũng gây nên một số triệu chứng như:

  • Đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng trên (chủ yếu là ở phía bên phải)
  • Buồn nôn’
  • Viêm cấp tính
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Tiêu hóa kém
  • Chán ăn
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân lỏng
  • Kiệt sức và đôi khi đổ mồ hôi đêm
  • Vàng da (vàng mắt và da do bilirubin tích tụ).


Bệnh sỏi gan nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi gan


Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi trong gan là nhiễm trùng đường huyết và choáng nhiễm trùng. Những cơn sốt cao kèm theo hiện tượng rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rối loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng và mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần.

Sỏi trong gan để lâu ngày kèm theo viêm nhiễm sẽ làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan.


Cách điều trị bệnh sỏi trong gan


Khi được chẩn đoán có sỏi trong gan, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn điều trị duy trì để đợi sỏi di chuyển xuống đường mật ngoài gan sẽ tiến hành lấy sỏi bằng các phương pháp khác. Người bệnh được theo dõi chặt chẽ bằng nội soi tụy mật ngược dòng, CT scan, siêu âm, chụp đường mật xuyên qua da… trước khi bác sỹ quyết định sẽ sử dụng phương pháp điều trị nào tiếp theo.

Các phương pháp điều trị sỏi gan bao gồm:

- Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi: Đòi hỏi phải phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại, bao gồm lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent vị trí ống dẫn mật bị tắc hẹp. Ngày nay, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên, chống chỉ định với những người có bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu.

- Phẫu thuật cắt một phần gan: Dành cho khoảng 15% số trường hợp sỏi gan, tức là những người có sỏi nằm trong một ống thùy gan, gây teo, tắc nghẽn và viêm mạn tính. Phẫu thuật cắt gan là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, hoặc do sỏi nằm sâu trong nhu mô gan.

Cắt một phần gan ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất dịch mật, thải độc và chuyển hóa glucose của gan.

Tuy nhiên, điều trị sỏi gan khá khó khăn do sỏi thường hay tái phát. Việc áp dụng các biện pháp can thiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng do sỏi gan thường phát triển rải rác và nằm sâu trong nhu mô gan, can thiệp nhiều lần có thể gây xơ hóa và chít hẹp đường dẫn mật trong gan. Trong khi đó, vẫn có những trường hợp không thể thực hiện can thiệp nếu bị dị dạng đường mật bẩm sinh hoặc có u đường mật. Chính vì những lý do này mà về lâu dài cần có những giải pháp có thể giải quyết triệt để các vấn đề do sỏi gây ra.

- Dùng thảo dược: Theo các chuyên gia, việc điều trị sỏi gan không nhất thiết phải nhờ đến phẫu thuật mà có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như: trái sung, kim tiền thảo, kim ngân nhoa, nấm linh chi,….Các loại thảo dược quý này có thể giúp làm sạch gan và điều trị sỏi gan hiệu quả, ngăn ngừa sỏi tái phát.

Sỏi Mật Trái Sung là sản phẩm được bào chế từ hơn 25 dược liệu tự nhiên (trái sung, kim tiền thảo, kim ngân hoa, uất kim,…) có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về Sỏi: sỏi mật, túi mật, sỏi thận, sỏi gan. Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ phương thức dân gian của Lương y Phan Văn Sang.


7 lý do nên dùng Sỏi Mật Trái Sung:

  • Được tổng hợp từ hơn 25 dược liệu chuyên điều trị sỏi: Trái sung, Nấm linh chi, Kim tiền thảo, Hương phụ…
  • Được Bộ y tế chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn
  • Được kiểm chứng lâm sàng trên các bệnh nhân bị sỏi.
  • Giảm nhanh kích thước sỏi. Chữa tận gốc, hạn chế tái phát.
  • Hạn chế các triệu chứng đau do sỏi mật, ăn uống khó tiêu, sốt, vàng da..
  • Chi phí điều trị, giá thành thấp.
  • Không tác dụng phụ. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.


Sỏi gan nên ăn gì và kieng ăn những gì?


Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Các tế bào gan hàng ngay sản xuất khoảng 800 - 1000ml dịch mật, sau đó được đưa vào dự trữ trong túi mật. Dịch mật thực hiện chức năng tiêu hóa chất béo, đồng thời là dung môi hòa tan và loại bỏ phần lớn các sản phẩm thải của gan. Sỏi gan gây cản trở dịch mật di chuyển, các chất độc ứ lại gây hại gan, làm tăng nguy cơ sinh biến chứng như viêm gan, xơ gan … Khi chất độc ngấm vào trong máu, sẽ gây tổn thương đến nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Sự hình thành sỏi gan liên quan một phần đến chế độ ăn uống. Thường là người bệnh để bị tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày. Điều này làm gia tăng hàm lượng vi khuẩn trong đường ruột, chúng di chuyển lên đường mật, làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Nhưng khi bị sỏi gan, chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị. Nếu bạn ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên xào có thể kích hoạt dẫn tới một cơn đau quặn mật.

Sỏi gan nên ăn gì
Sỏi gan nên ăn gì và kiêng gì?
Sỏi gan nên ăn gì ?

Sau đây là danh sách thực phẩm tốt cho người sỏi gan:

- Nước: Sau oxy, bạn cần nước để duy trì sự sống. Bên cạnh đó, nước còn là dung môi hòa tan các chất độc và tăng cường đào thải chúng ta khỏi cơ thể. Khi bị sỏi gan, bạn cần lưu ý uống đủ 1.8-2 lít nước mỗi ngày.

- Chất xơ từ các loại rau có màu xanh lá đậm, rong biển, rau mầm: Các loại rau có màu xanh thẫm có chứa nhiều chất dinh dưỡng,chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp các chất thải gây độc cho gan.

- Ngũ cốc (bánh mì, gạo nâu, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám): Chúng là những siêu thực phẩm khi có chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm hấp thu đường, chất béo sau ăn.

- Các loại quả mọng: Quả việt quất, mâm xôi, dâu tây.. chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại. Đồng thời chúng có chứa anthocyanin và polyphenols - là những hợp chất đã được chứng minh giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.

- Chất béo thực vật: dầu dừa, trái bơ, dầu oliu rất dễ tiêu hóa, bởi chúng ngay lập tức được phân hủy bởi các enzym trong nước bọt và dạ dày. Bên cạnh đó, dầu oliu nguyên chất còn giúp tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật nên rất có lợi cho người sỏi gan.

- Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá: Chứa lượng lớn protein, chất béo tốt cho sức khỏe.

Sỏi gan nên kiêng ăn những gì?

Việc thay đổi chế độ ăn uống không giúp bạn thoát khỏi bệnh sỏi gan nhưng lại có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh. Cố gắng tránh hoặc hạt chế các loại thực phẩm giàu chất béo trong chế độ ăn uống.

- Thực phẩm chiên/rán: Những thực phẩm chiên/rán rất hấp dẫn về màu sắc và mùi vị, chẳng hạn như khoai tây chiên giòn tan, thịt gà chiên giòn… khiến bạn khó cưỡng lại. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể kích hoạt một cơn đau quặn mật, làm tăng nguy cơ đầy trướng, chậm tiêu… do thiếu dịch mật dự trữ.

Sỏi gan nên kiêng ăn những gì?
Thực phẩm chiên, rán thường gây đầy trướng, chậm tiêu...do thiếu dịch mật dự trữ.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ một hàm lượng lớn đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Khi bị sỏi gan, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ đường dễ hấp thu, chẳng hạn trái cây khô, nước ép trái cây, đường thực phẩm, đường tinh chế…

- Thực phẩm chế biến sẵn: Đa phần các thực phẩm chế biến sẵn đều sử dụng chất béo trans (chất béo hydro hóa một phần) không có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi mật.
- Thực phẩm có hàm lượng muối cao: Muối có chứa natri sẽ không được gan xử lý hoàn toàn nếu chức năng gan đang bị tổn thương. Các thực phẩm có lượng muối cao bao gồm các món súp, thịt đóng hộp, dưa cà muối, món kho…

- Chất đạm động vật: Một khi các tế bào gan đang bị tổn thương, chúng sẽ không thể chuyển hóa các protein (chất đạm). Các loại thịt đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa… là những thực phẩm bạn nên hạn chế. Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung chất đạm thực vật có trong các loại đậu.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang thừa cân, hãy cố gắng giảm từ 0,5 - 1kg mỗi tuần bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, người bệnh sỏi gan phải rất lưu ý trong việc giữ vệ sinh trong ăn uống, tránh để táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày, nên ăn chín uống sôi không ăn đồ tái sống và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Sỏi gan là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ và điều trị kịp thời thì bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì thế, khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên gan mật ngay để kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên sâu, từ đó nắm rõ được tình trạng bệnh của mình và có các phác đồ điều trị đúng và kịp thời. Ngoài việc tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng với việc hiểu rõ sỏi gan nên ăn gì và kiêng gì, và thường xuyên vận động thể dục thể thao để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. Đó cũng chính là lời khuyên của Dược sĩ tư vấn của TPCN Soi Mat Trai Sung – Điều  trị sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan.
Share:

Bài viết mới

Blog Archive

Blog Archive

Total Visitors