3/22/2017

Gợi ý mua quà thăm người mổ sỏi thận

Người mới mổ sỏi thận xong nên ăn gì? nên và không nên ăn những thực phẩm nào? Sỏi mật trái sung xin đưa ra những hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người mổ sỏi thận cũng như những gợi ý mua quà thăm người mổ sỏi thận cho thân nhân người bệnh.

Người mổ sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi thận tái phát sau khi mổ? luôn là mối bận tâm lớn của nhiều người bị sỏi thận. Thực vậy, một chế độ dinh dưỡng hớp lý cho người mới mổ sỏi thận xong sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe sau mổ và tránh tái phát rất hiệu quả đối với người mắc căn bệnh này.

Sau đây là chế độ ăn uống phù hợp cho người mổ sỏi thận được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng:

Người mới mổ sỏi thận xong nên ăn gì.

Thực phẩm giàu can xi

Thực phẩm giàu Canxi được khuyến khích cho nhiều người, trong đó cũng có những người bệnh sau khi mổ sỏi thận.
Bằng chứng là có rất nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi hàng ngày sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc và tái phát sỏi thận canxi.
Để bổ sung canxi, những người hình thành sỏi canxi oxalate nên uống 800 mg canxi mỗi ngày giúp hỗ trợ hồi phục sau mổ. Mỗi ngày, hãy uống một cốc sữa 300 mg canxi hoặc các sản phẩm chứa nhiều canxi từ sữa.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ là từ khóa đầu tiên trả lời câu hỏi sau khi mổ sỏi thận nên ăn gì.  Những thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ rất hiệu quả giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm khó khăn khi đại tiện, nhất là với những người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da.
Theo đó, các loại thực phẩm nhiều chất xơ không thể kể đến đó là ngũ cốc nguyên hạt, rau và đậu. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách bổ sung chất xơ hợp lý nhấ. Kèm theo đó, bạn nên kết hợp với việc đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để góp phần cải thiện hoạt động đại tiện, tránh tái phát sau mổ sỏi thận.
Uống nhiều nước giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Uống nhiều nước giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Nước là đồ uống không chỉ tốt cho toàn bộ hoạt động cho cơ thể, mà còn giúp thải độc cơ thể, tốt cho những người bệnh sau khi mổ thận.
Nguyên nhân là do lượng nước khi đưa vào cơ thể sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, từ đó làm giảm lượng khoáng, giúp cuốn đi các chất thải lắng đọng hình thanh “sỏi” trong thận, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Vì thế, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, hoặc có thể bổ sung bằng các loại nước uống khác mà bạn thích.
Ngược lại với việc uống nước nhiều hàng ngày thì người mổ sỏi thận nên tránh xã các đồ uống có chứa caffein như soda, cà phê và trà sau khi phẫu thuật sỏi thận.
Chế độ ăn uống của người bệnh sỏi thận tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà họ thực hiện. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chi tiết để biết người mổ sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì cho phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

9 dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt

 Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo có thể con bạn đang bị bắt nạt, hãy chú ý quan sát nhé.


1. Đi học một cách miễn cưỡng

Trường học là một trong những điểm nóng về bắt nạt, do đó nếu một đứa trẻ có cảm giác sợ hãi khi nghĩ đến chuyên đi học có thể báo hiệu một cái gì đó không ổn. Với trẻ nhỏ, cần xem xét lý do vì sao con muốn ở nhà, chẳng hạn như đau nhức ở đâu đó. Với trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, cần kết hợp với giáo viên để theo dõi sự chuyên cần, vì nhóm tuổi này có nhiều khả năng bỏ học hoàn toàn. Cách chuyên gia tâm lý đề nghị các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý dấu hiệu này vào ngày đầu tuần, và ý nghĩ sẽ trở lại trường vào thứ hai là vô cùng khó khăn.

2. Thường xuyên nhức đầu và đau bụng

Nhức đầu và đau bụng là biểu hiện vật lý thông thường của việc căng thẳng và lo lắng liên quan đến bắt nạt. Đây là những căn bệnh dễ dàng giả vờ để được nghỉ học.

3. Thay đổi các mối quan hệ bạn bè

Một mất mát hoặc thay đổi trong tình bạn có thể là một điểm báo của việc bị bắt nạt, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên và thiếu niên. Tương tự, miễn cưỡng để đi chơi cùng bạn bè cũng có thể báo hiệu việc bắt nạt đang diễn ra trong một nhóm bạn.

Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt.
Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt.

4. Ngủ không yên

Nếu một đứa trẻ bồn chồn hoặc lo lắng về những gì có thể xảy ra vào ngày hôm sau ở trường, khi ngủ chúng thường có xu hướng trằn trọc. Và vì mất ngủ, nên sáng hôm sau trẻ có vẻ mệt mỏi hơn bình thường. Kiệt sức cũng có thể xảy ra theo những cách như mất khả năng tập trung hoặc không giữ gìn vệ sinh đúng cách.

5. Khóc lóc hoặc phản ứng mãnh liệt

Nếu một đứa trẻ có phản ứng cảm xúc mãnh liệt đối với những cuộc trò chuyện về trường học hoặc các hoạt động xã hội, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy chúng đang có những mối lo xung quanh những sự kiện đó.

6. Không muốn tương tác với gia đình

Sau giờ học ở trường, khi về nhà nếu trẻ đi thẳng vào phòng và không muốn tiếp xúc với ai thì các bậc phụ huynh cần tìm hiểu. Hành động chống đối anh chị em ruột cũng có thể là một dấu hiệu của việc bị bắt nạt kéo dài. Trong một số trường hợp một nạn nhân bị bắt nạt sẽ trút bỏ tâm lý nạn nhân và chúng đối xử tương tự với những anh em ruột hay những đứa trẻ khác để thay thế.

7. Bị ám ảnh hay tránh xa các thiết bị điện tử

Nếu một đứa trẻ bị bắt nạt trên mạng, bạn có thể nhận thấy một trong hai điều: thứ nhất đứa trẻ đó sẽ tập trung vào các thiết bị điện tử hoặc là hoàn toàn tránh xa chúng. Với loại thứ nhất, đứa trẻ có thể bị kích động nếu bạn cố gắng và hạn chế việc chúng sử dụng thiết bị. Với loại thứ hai, bạn có thể nhận thấy đứa trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc gia nhập các nhóm và cộng đồng.

8. Quần áo rách và những vết thương ngoài da

Không hiểu sao quần áo bị rách, bị hỏng hoặc bị đánh cắp cùng với đó là các vết xước vật lý hoặc vết bầm tím… là những dấu hiệu cho thấy con bạn có thể đang bị bắt nạt. Khi được hỏi về những điều đó, đứa trẻ có xu hướng không thể giải thích hoặc không muốn giải thích.

9. Hình thành tâm lý nạn nhân

Những đứa trẻ thiếu kỹ năng hay sự quyết đoán có thể vượt lên chính mình thường mang tâm lý nạn nhân: cúi gầm đầu xuống khi đi, không muốn bình luận hay nói về suy nghĩ của mình. Những đứa trẻ này thường dễ bị bắt nạt. Nếu con bạn có biểu hiện của sự yếu đuối, hãy đăng ký cho con tham gia vào một hoạt động mà không mang tính cạnh tranh giữa những người chơi với nhau. Chảng hạn judo hay võ thuật. Bằng cách này đứa trẻ sẽ có khả năng xậy dựng được sự tự tin mà không có sự áp lực từ các đồng đội

Sỏi Mật Trái Sung (Theo Reader’s Digest)
https://soimattraisung.wordpress.com/2017/03/22/9-dau-hieu-cho-thay-con-ban-dang-bi-bat-nat/
Share:

3/21/2017

Cách điều trị sỏi thận bằng rau om

Cách điều trị sỏi thận bằng rau om:  Rau om hay còn gọi lá ngổ  được sử dụng trong các bài thuốc trị sỏi thận rất tốt. Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu về dược tính, công dụng và cách dùng rau om để chữa trị bệnh sỏi thận nhé.

Theo y học dân gian, rau om là cây thuốc rất tốt cho bệnh nhân sỏi thận. Do đó, trị sỏi thận bằng rau om sẽ giúp phòng ngừa các triệu chứng sỏi thận và chữa sỏi thận khá hiệu quả. Rau om là loại rau gì và công dụng trị sỏi thận của nó ra sao?

Cách điều trị sỏi thận bằng rau Om
Cách điều trị sỏi thận bằng rau Om.

Rau om là rau gì?

Rau om còn có tên là rau ngổ. Loại rau này còn có những tên gọi khác như ngổ om, ngổ thơm, mò om hoặc ngổ điếc. Cây mọc bò, thân rỗng giòn, mùi rất thơm, thân có nhiều lông; lá nhẵn mọc đối và mép hơi có răng cưa; hoa mọc ở nách lá. Trong đời sống hàng ngày, rau om được dùng như một loại rau gia vị trong các món ăn chế biến với rau muống, lươn hoặc ăn sống.

Để làm thuốc, người ta thường thu hái rau om về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Theo Đông y, rau om có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, chống độc, trị những cơn đau co thắt bụng, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, lợi tiểu và tăng lượng nước tiểu để đẩy viên sỏi thận ra bên ngoài.

Cách trị sỏi thận bằng rau om

Bạn có thể tham khảo một vài cách điều trị sỏi thận bằng rau om

- Cách 1: Rau om tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, sau đó pha thêm chút nước sôi để nguội và một chút muối trắng và uống 2 lần/ngày. Bạn kiên trì thực hiện bài thuốc này trong 7 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả.

- Cách 2: Chuẩn bị 1kg rau om và 1 trái dừa tươi. Bạn rửa rau om thật sạch rồi đem giã nát vắt lấy nước cốt, sau đó hòa chung với nước dừa và chia uống ngày 3 lần; uống liên tục trong 5 – 7 ngày. Cả rau om và nước dừa đều có tác dụng lợi tiểu, giúp tống viên sỏi thận ra ngoài qua đường nước tiểu.
- Cách 3: Bạn lấy rau om tươi rửa sạch, kết hợp với râu ngô, bông mã đề để nấu nước uống hàng ngày, giúp lợi tiểu và chữa sỏi thận.

- Cách 4: Rửa sạch 50 – 100g rau om tươi, xay làm sinh tố uống mỗi ngày và uống trong 15 – 30 ngày. Bài thuốc này có tác dụng lợi tiểu, tăng lọc ở cầu thận, do đó làm tăng lượng nước tiểu và tạo điều kiện để đẩy sỏi thận ra ngoài.

Cách điều trị sỏi thận bằng rau Om -1
Khi dùng rau om để trị sỏi thận, bạn nên rửa rau thật sạch,
có thể ngâm với nước muối hoặc thuốc tím.

Lưu ý khi trị sỏi thận bằng rau om

- Rửa thật sạch rau trước khi dùng: Do thân cây có nhiều lông tơ nên vi khuẩn gây bệnh, trứng sán, côn trùng dễ bám vào thân lá. Vì thế, khi dùng rau om để trị sỏi thận, bạn nên rửa rau thật sạch, có thể ngâm với nước muối hoặc thuốc tím, nhúng rau ngổ vào nước sôi nhiệt độ 40 – 45 độ C để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

- Tránh dùng cho phụ nữ mang thai: Vì rau om có tác dụng giãn cơ phủ tạng, có thể gây sẩy thai nên không dùng bài thuốc trị sỏi thận bằng rau om cho phụ nữ mang thai.

- Ngoài ra, rau om rất dễ bị lẫn với rau ngổ trâu thuộc họ Cúc là loại cây sống nổi trên mặt nước hoặc thường mọc ở những chỗ ngập nước. Vì thế, khi sử dụng rau om làm vị thuốc trị sỏi thận cần phân biệt với loại cây này.

Trên đây là những tổng hợp cơ bản về cách điều trị sỏi thận bằng rau om của Sỏi Mật Trái Sung. Để được tư vấn về sỏi thận và cách điều trị hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

3/07/2017

Bệnh sỏi mật là gì? Cách điều trị sỏi mật như thế nào?

Sỏi mật là gì ? Chúng được hình thành như thế nào ? Cách điều trị sỏi mật như thế nào ? Hãy cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu bài viết sau đây.

Sỏi mật là gì ?


Sỏi mật quan tâm hơn chúng ta nghĩ…tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta không để ý đến vì chỉ 20% trường hợp là có triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh của sỏi mật thường yên lặng và lu mờ, đôi khi có đau quặn bụng, có rối loạn chức năng túi mật, gan, tụy…đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác, có khi cần phải điều trị.

Hình minh họa bệnh Sỏi mật.
Hình minh họa bệnh Sỏi mật.

Vị trí và chức năng của túi mật


Túi mật nằm ở góc trên, bên phải bụng, phía dưới gan. Chức năng của túi mật là chứa mật tạo ra từ tế bào gan, từ đó đưa mật đến tá tràng, ruột non để tiêu hóa thức ăn.

Tại sao chức năng dự trữ của túi mật lại quan trọng ?


Gan của chúng ta mỗi ngày tạo ra khoảng 1 lít mật, mật này cô đặc và dự trữ trong túi mật. Để tiêu hóa thức ăn, chúng ta không chỉ nhai, dịch vị…mà còn cần acid mật đặc biệt. Thức ăn mỡ để tiêu hóa còn cần có lượng mật thích hợp, vì vậy mật co bóp để đẩy mật vào ống mật, xuống tá tràng…tiêu hóa. Mật gồm có acid mật, cholesterol, sắc tố, protein, jecithin, muối và nước.

Sỏi mật phát triển như thế nào ?


Nếu bạn đã hiểu sỏi mật là gì rồi thì tiếp theo bạn cũng nên hiểu những nguyên nhân gây sỏi mật. Câu trả lời rất đơn giản: do sự mất cân bằng các thành phần của mật, điều này có thể do nhiều nguyên nhân:
  • Mất cân bằng trong việc sản xuất hoặc vận chuyển mật trong gan, nơi mà mật được tạo thành.
  • Ăn quá nhiều thức ăn béo.
  • Mất cân bằng về khả năng cô đặc hay pha trộn của túi mật.
  • Mất acid mật do nhiều nguyên nhân.
  • Do bẩm sinh.
  • Một hậu quả có thể có của rối loạn này là sự tích tụ của crystal trong túi mật, những tinh thể crystal cholesterol này sẽ lớn dần qua tháng năm, mà điều này chúng ta không thấy được. Khi nào túi mật không thể co bóp, khi sỏi làm nghẽn túi mật hay đường mật, lúc đó mới có cảm giác đau nhói.


Người nào có nguy cơ phát triển sỏi mật ?


Những người có chế độ ăn nhiều calories, đặc biệt nhiều dầu mỡ. Sỏi mật được thành lập khi nồng độ cholesterol cao trong mật không cân bằng với sự tiết acid mật. Acid mật có thể bị mất đi do bệnh đường ruột mãn tính.

Nhóm những người sau đây có nguy cơ phát triển sỏi mật cao:
  • Béo phì
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Tiểu đường
  • Bệnh gan mãn tính
  • Bệnh đường ruột
  • Phụ nữ trong thời gian thai kỳ cũng có nguy cơ mắc sỏi mật do những nguyên nhân sau đây:
  • Thay đổi về hormon
  • Giảm khả năng co bóp của túi mật do kích thước của thai nhi

Vì vậy thấy rằng phụ nữ có sỏi mật nhiều hơn nam giới.

Có nhiều loại sỏi mật ?


Tùy thuộc vào bản chất của sự rối loạn sản xuất dịch mật mà sỏi của bệnh nhân có thành phần khác nhau. Trong nhiều trường hợp, thành phần chính của sỏi là cholesterol. Tuy nhiên ở một số bênh nhân có thể thay đổi thành phần chẳng hạn như: sắc tố, muối, dịch tiết, protein…Có nhiều loại sỏi mật khác nhau. Nếu căn cứ vào thành thành cấu tạo nên sỏi mật thì có Sỏi cholesterol, sỏi hỗn hợp, sỏi sắc tố… Nếu căn cứ vào vị trí sỏi mật thì có sỏi túi mật (sỏi nằm trong túi mật), sỏi gan (sỏi nằm trên đầu ống mật gần Gan) và sỏi ống mật chủ. Tùy vào loại sỏi mật là gì mà cách điều trị có thể khác nhau.

Điều trị sỏi mật như thế nào ?


Điều trị sỏi mật tùy thuộc vào thành phần sỏi và mức độ trầm trọng của bệnh. Có nhiều cách điều trị sỏi mật: dùng thuốc, dùng sóng rung động, phẫu thuật, chế độ ăn. Chúng ta phải xem xét, nếu sỏi yên lặng không triệu chứng thì không nhất thiết phải điều trị, chỉ điều trị khi sỏi có triệu chứng. Tuy nhiên sỏi ống mật thì phải điều trị gấp không cần có triệu chứng.

Thuốc uống điều trị sỏi mật ?


Chủ yếu để đẩy lùi quá trình thành lập sỏi, sự tăng lên của thích thước sỏi, tán sỏi, phòng tránh các trường hợp viêm nhiễm túi mật, ống mật, phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật… (khá đau đớn khi trình trạng viêm nhiễm xảy ra)…

Những loại sỏi cholesterol (hơn 60% bệnh phân bị sỏi mật là sỏi cholesterol) thì thích hợp nhất cho việc điều trị bằng thuốc. Ngoài ra thì vì nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, kích thước sỏi, thành phần hình thành nên sỏi mật là gì mà những bệnh nhân bị sỏi mật cũng chỉ cần uống thuốc mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật hay bắn sỏi bằng sóng.

Ngoài những loại thuốc tây được phân phối rộng rãi trên thị trường thì những bài thuốc đông y: bài thuốc dân gian của những Lương y, bác sỹ…được bào chếvà chiết xuất từ những dược liệu tự nhiên cũng là một phương pháp điều trị bệnh sỏi mật rất hiệu quả. Những thành phần có trong trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…vốn là những dược liệu quý trong việc điều trị các bệnh về sỏi mật.

Có những cách trị sỏi mật nào?

  • Điều trị sỏi mật bằng cách bắn sỏi:


Bắn sỏi mật ngoài cơ thể (ESWL) được sử dụng từ năm 1985. Phương pháp này được giới thiệu đầu tiên năm 1980 để điều trị sỏi thận. Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước của sỏi mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Kỹ thuật này thích hợp cho sỏi mật đơn độc hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương pháp nội soi.

  • Điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật:


Phẫu thuật điều trị sỏi mật là phẫu thuật thông thường và khá an toàn. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân vẫn có thể có biến chứng hoặc tái phát. Khoảng 25% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật. Nên điều trị sỏi mật bằng phương pháo bảo tồn, chỉ khi những phương pháp trên thất bại thì phẫu thuật là phương án sau cùng.

Ngày nay có thể lấy sỏi mật bằng thủ thuật nội soi, nhờ vậy tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật lớn và rút ngắn thời gian nằm viện. Vậy sỏi nằm trong ống mật, người ta thường lấy ra bằng kỹ thuật nội soi.

  • Dùng Sỏi Mật Trái Sung


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái sung, Uất kim, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Kim Ngân Hoa… Sỏi Mật Trái Sung dùng cho các trường hợp bị sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, bùn mật và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.



Sỏi mật tái phát ? Làm sao để ngăn ngừa ?


Dù cho thành phần hình thành nên sỏi mật là gì (cholesterol, muối canxi…) thì những bệnh nhân bị sỏi mật đều có thể bị tái phát. Một vấn đề lớn của những bệnh nhân sau khi điều trị hết sỏi mật là tình trạng tái phát sỏi khác. Hiện tại chưa có cách để ngăn ngừa tận gốc quá trình tái phát sỏi, Sỏi mật được thành lập là do sự mất cân bằng về chuyển hóa trong gan. Nghiên cứu thấy rằng khoảng 30-50% bệnh nhân sẽ có tái phát sỏi sau điều trị trong vòng 5 năm. Tuy nhiên một số rất ít mới có phát triển biến chứng đau.

Một số lưu ý để hạn chế sỏi tái phát như:
  • Tránh tăng cân
  • Giảm chế độ ăn nhiều cholesterol
  • Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày
  • Ăn nhiều rau quả, chế độ ăn nhiều chất xơ

Ngoài ra những bệnh nhân bị sỏi mật còn có thể dùng một số loại thuốc để ngăn ngừa sỏi tái phát. Những loại thuốc có chứa các thành phần như: trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…vốn là những dược liệu quý trong việc điều trị  và phòng ngừa các bệnh về sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan.

Bài viết “Sỏi mật là gì ?” được tổng hợp dựa trên cuốn sách “Bệnh gan mật và những điều cần biết” của Bác sỹ Bạch Sĩ Minh và một số tài liệu khác.
Share:

Tác dụng tán sỏi của 7 loại thảo dược ít ai biết đến

Tác dụng tán sỏi của thảo dược như kim ngân hoa, trái sung, kim tiền thảo, uất kim… đã được chứng minh bằng việc nhiều người bệnh đã hết sỏi thông qua việc sử dụng những sản phẩm được bào chế từ những dược liệu quý này.

1. Trái sung


Trái sung có công dụng "Chữa tan bệnh Sỏi mật".
Trái sung có công dụng "Chữa tan bệnh Sỏi mật".
Trong y học cổ truyền, quả Sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng giải độc. Nghiên cứu hiện đại khẳng định quả Sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali,… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả Sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Và một trong những công dụng của trái Sung là “chữa tan bệnh Sỏi mật”, điều mà ít ai biết đến.

2. Nấm linh chi thể hiện rõ tác dụng tán sỏi của thảo dược quý


Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian. Nấm linh chi có tác dụng tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.


3. Kim tiền thảo


Kim Tiền Thảo thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm  đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm thận,...
Kim Tiền Thảo thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm
đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm thận,...
Kim tiền thảo là một loài thực vật thuộc chi thóc lép hay chi Tràng của họ đậu. Ở Việt Nam còn được gọi là cây vẩy rồng, cây mắt trâu, đậu vẩy rồng hay đuôi chồn quả cong. Kim tiền thảo có chứa các chất như: polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…

Theo dược học cổ truyền, kim tiền thảo vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da), tích tụ, ung thũng,…

Sỏi mật trái sung nhờ tổng hợp những thành phần này nên có thể hỗ trợ tối đa trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về sỏi, đặc biệt là sỏi mật. Cũng qua đó cũng minh chứng cho tác dụng tán sỏi của thảo dược quý.

4. Nhân trần


Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi mật, nhuận gan… Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) và nhuận gan khi gan có vấn đề.

Ngoài ra, nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai chết lưu… Thực tế cũng đã có trường hợp như vậy. Nhiều người có kinh nghiệm về cây nhân trần lại cho rằng hiện nay trên thị trường, cây nhân trần khá hiếm, phần nhiều là cây bồ bồ (cũng có tác dụng như cây nhân trần) không có vị ngọt nên phải cho thêm cam thảo.

5. Hương phụ


Hương phụ biển cỏ lưu niên, có thân rễ mảnh, có vẩy và phình lên ở gốc thành củ đen đen, thân cao 15-30cm, có 3 cạnh lá rộng 2-3mm. Cụm hoa có 2-3 lá bắc dài, tia ngắn, bông chét nâu, dài 6-12mm, vẩy dài 2-2.6mm không múi. Quả bế đen, hình trái xoan. Hương phụ có nhiều tác dụng khác nhau như: Đau dạ dày, ăn uống kém tiêu, hỗ trợ tiêu hóa từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, sỏi gan.

6. Kim Ngân hoa


Kim Ngân Hoa có nhiều dược tính hỗ trợ điều trị
các bệnh sỏi, đặc biệt là sỏi mật, sỏi gan.
Nhiều bác sĩ và các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra nhiều tác dụng của Kim Ngân Hoa như: Kháng khuẩn, chống viêm, làm hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Đây cũng tiếp tục là một thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh sỏi, đặc biệt là sỏi mật, sỏi gan.

7. Uất kim


Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon. Theo y dược học hiện đại, nghệ có nhiều ưu điểm như giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương, thông gan lợi mật. Y dược học cổ truyền thường dùng uất kim làm thuốc. Người bệnh sỏi mật, sỏi gan thường mắc kèm chứng suy giảm chức năng gan, mật, viêm loét túi mật…nên uất kim cũng được xem là dược liệu quý để hỗ trợ.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Triệu chứng sỏi thận và cách điều trị bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là gì? Triệu chứng và cách điều trị sỏi thận như thế nào? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là do sự lắng đọng  của các chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước  tiểu nhưng vì một nguyên nhân nào đó kết tinh lại và tạo thành sỏi trong thận. Độ lớn của sỏi thận tùy thuộc vào vị trí, thời gian và độ lắng đọng tạo thành sỏi.


2. Triệu chứng sỏi thận và biến chứng

Tiến trình tạo sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi hoặc có bùn sỏi trong thận. Khi có tác động mạnh từ bên ngoài (đi xe vào đường gồ ghề, nhiều ổ gà,...) hay vận động  mạnh (chạy, nhảy, cử động mạnh, mang vác nặng...) hoặc do sự thay đổi tư thế sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ và liên tục ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm với rối loạn tiểu tiện, khó chịu, đầy bụng, trướng hơi, buồn nôn và nôn.

Triệu chứng sỏi thận và cách điều trị hiệu quả.
Triệu chứng sỏi thận và cách điều trị hiệu quả.
Đau bụng thường đau dữ dội (nên còn gọi là cơn đau quặn thận), đau ở vùng thắt lưng nhất là ở phía thận có sỏi, nếu sỏi cả hai bên thận thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau lan cả ra vùng hông, lưng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận thì thường bị đau âm ỉ kéo dài.

Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan xuống bụng dưới và vùng đùi.

Bên cạnh các triệu chứng sỏi thận gây đau như ở trên, một số bệnh nhân sỏi thận có thể đi tiểu ra máu. Đái máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi trong thận.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu (bàng quang và niệu quản) người bệnh thường hay buồn đi tiểu nhiều lần và triệu chứng thường gặp là đái buốt, đái dắt, đái són và đau thắt lưng. Nếu có kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thận, bàng quang hoặc niệu quản) sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi (thường là bùn sỏi).

Biến chứng của sỏi thận thường gặp nhất là sự cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn thương thận nghiệm trọng, suy thận, đặc biệt khi đường tiểu bị nhiễm khuẩn. Cần lưu ý, khi người bệnh bị sốt cao và rét run kèm theo các triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái mủ, đái rắt là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp do biến chứng của bệnh sỏi thận.

Suy thận là căn bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới nhiều chức năng của cơ thể, gây ra tăng huyết áp, suy tim hoặc nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

3. Cách điều trị bệnh sỏi thận

Trường hợp sỏi thận còn nhỏ:

Đối với các trường hợp khi sỏi còn nhỏ thì hàng ngày có thể uống nhiều nước, uống nước râu ngô hoặc các thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích tiểu tiết, sỏi sẽ bị làm mềm và cũng theo đó đi ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể uống thuốc giãn cơ để niệu quản không bị co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để đẩy sỏi ra ngoài. Những loại thuốc này thường được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo… có tác dụng rất hiệu quả trong việc tán sỏi, và đặc biệt phòng ngừa sỏi tái phát, chi phí rẻ lại có ít phản ứng phụ.

Trường hợp sỏi thận đã lớn:

Nếu khi phát hiện mà sỏi thận đã quá lớn bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí là mổ nội soi gắp sỏi).

Lưu ý: Đối với những bận nhân bị bệnh sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận thì tỉ lệ tái phát thường lên đến 60% sau khi mổ lấy sỏi do đó dù cho là bệnh nhân đã phẫu thuật sỏi hay bệnh nhân uống thuốc tán sỏi thì bệnh nhân cũng phải chú ý ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc hỗ trợ sau điều trị.

Hiện nay trên trị trường có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị tán sỏi và hạn chế tái phát. Khách hàng hoặc bệnh nhân nên tham khảo kỹ lưỡng và lựa chọn sản phẩm chất lượng được các bác sỹ, dược sỹ, lương y đảm bảo chất lượng và khuyến cáo nên dùng.

Sản phẩm Sỏi Mật Trái Sung được Lương y Phan Văn Sang nghiên cứu và bào chế 100% từ các nguyên dược liệu tự nhiên, được chứng nhận tính hiệu quả trên các khách hàng được điều trị tại phòng khám riêng của ông. Quý khách hàng có thể tìm mua tại các hiệu thuộc trên toàn quốc hoặc liên hệ với Sỏi Mật Trái Sung để được tư vấn miễn phí.




4. Phòng bệnh sỏi thận

Để phòng bệnh sỏi thận, bạn cần lưu ý các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày và ăn uống như sau:
  • Uống nhiều nước (2 đến 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia đều trong ngày.
  • Ăn uống cân đối với 4 nhóm thức ăn (bột, đường, vitamin và mỡ), không nên thiên lệch hoặc ăn quá nhiều một loại thực phẩm, rau củ quả nào.
  • Khi bị u xơ tiền liệt tuyến thì phải xử lý ngay, kịp thời
  • Nếu bị biến dạng, dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sanh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
Trên đây là những tổng hợp cơ bản về triệu chứng sỏi thận cũng như cách điều trị sỏi thận của Sỏi Mật Trái Sung. Nếu bạn quan tâm hoặc cần được tư vấn các vấn đề liên quan đến sỏi thận hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
Share:

3/03/2017

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không? Sỏi gan là sỏi nằm ở trong gan, bản chất cũng y như sỏi mật, nhưng nằm trong các ống gan. Bệnh này thường gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ thường bị nhiều hơn nam giới. Vậy bệnh sỏi gan có nguy hiểm không và thường có những triệu chứng nào? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không ?

Đau bụng dữ dội thành cơn thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Bệnh nhân bị đau là do sự di chuyển của sỏi đường mật và sỏi trong gan. Người bệnh thường đau ở vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng. Cũng có trường hợp, người bệnh chỉ đau âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, vùng thượng vị và lan lên ngực.

Kèm với đau là triệu chứng sốt. Bệnh nhân thường bị sốt cao, kéo dài khoảng 3 – 4h.

Cuối cùng là triệu chứng vàng da, vàng mắt, phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu.

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Khi có những cơn đau đầu tiên, chúng ta nên đi kiểm tra để biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Càng để lâu, cơn đau càng kéo dài và biến chứng càng nguy hiểm hơn thì bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi trong gan là nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng. Những cơn sốt cao kèm rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rồi loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng, mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần.

Sỏi trong gan để lâu ngày kèm theo viêm nhiễm sẽ làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến xơ gan.

Đến đây thì tất cả chúng ta đều có thể tự trả lời cho câu hỏi Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không? được rồi. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, đặc biệt là vấn đề sức khỏe.



Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Câu hỏi :

Nguyên nhân gây sỏi mật là gì?

Chuyên gia trả lời:

Sỏi mật được hình thành trong có thể bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những đối tượng bị nhiễm trùng đường mật mãn tính, có tiền sử mắc bệnh về máu, yếu tố tinh thần (hay lo lắng, căng thẳng…), chế độ ăn uống thiếu khoa học (không ăn sáng, uống ít nước, ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa hóa chất…), lười vận động… khiến chức năng Gan suy giảm, không đào thải hết các độc tố ra ngoài có thể nên gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau. Sỏi mật là một trong những chứng bệnh do Gan tạo ra.

nguyên nhân gây bệnh sỏi mật
Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật.
Gan luôn sinh sản ra dịch mật trong từng ngày, dịch mật chứa ở túi mật, túi mật sẽ tiết dịch mật qua hổ trợ cho dạ dày tiêu hoá thức ăn, nhưng dịch mật khi đã nhiễm nhiều chất độc có trong thức ăn sẽ bị kết tủa lâu ngày thành ra Polyp túi mật, bùn mật, hoặc sỏi túi mật, sỏi Gan.
Share:

Các phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả

Câu hỏi :

Những phương pháp nào điều trị bệnh sỏi mật ?

Những phương pháp nào điều trị bệnh sỏi mật ?
Những phương pháp nào điều trị bệnh sỏi mật ?
Chuyên gia trả lời:

Đối với sỏi túi mật.

– Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.

– Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

– Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.

– Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ.

– Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

– Phẫu thuật để lấy sỏi.

>> Thuốc trị bệnh sỏi: soi mat trai sung
Share:

Uống Sỏi Mật Trái Sung có tác dụng phụ gì không ?



Chuyên gia trả lời:

Cũng như những sản phẩm dược khác nói chung thì soi mat trai sung vẫn có tác dụng phụ. Tuy nhiên không đáng kể và không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Một vài tác dụng phụ có thể có trong quá trình sử dụng như: đói bụng (ảnh hưởng từ trái sung), táo bón hoặc tiêu chảy, có thể gây hạ huyết áp với những người có chứng huyết áp thấp.
Share:

3/02/2017

Bệnh sỏi mật và cách điều trị hiệu quả

Bệnh sỏi mật là gì? Sỏi mật có nguy hiểm không? Các triệu chứng của sỏi mật và cách điều trị như thế nào là những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay khi số người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng tăng cao. Cùng tìm hiểu về bệnh sỏi mật qua bài viết sau đây nhé.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan (sỏi gan). Sỏi mật có 2 loại chính: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.

– Sỏi cholesterol: Được hình thành do quá dư thừa cholesterol (cholesterol chiếm trên 70% lượng dịch mật), cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay.

– Sỏi sắc tố: Thành phần sỏi chủ yếu là Bilirubin  và các muối canxi (hàm lượng cholesterol dưới 30%), thường hình thành do nhiễm trùng mãn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều).

bệnh sỏi mật
Hình minh họa bênh sỏi mật.

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi mật nếu không có triệu chứng thì ít khi nguy hiểm. Nhưng khi sỏi gây ra các triệu chứng như đau quặn hạ sườn phải, sốt, vàng da… thì người bệnh không nên xem nhẹ, vì đó có thể là dấu hiệu cho sự viếng thăm của biến chứng sỏi mật. Biến chứng sỏi mật rất nguy hiểm, không chỉ làm tốn kém chi phí và phức tạp trong việc điều trị, mà còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do sự mất cân bằng giữa các thành phần này.

Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó được hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.

sỏi mật chiệu trứng
Người mắc bệnh sỏi mật thường gặp những triệu chứng nào?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Người mắc bệnh sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng sỏi mật sau:

- Đau: Người bệnh sỏi mật thường gặp các cơn đau đột ngột đến dữ dội, đau từ vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.

- Sốt: Do nhiễm khuẩn đường mật, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.

- Vàng da: Xuất hiện khi tắc mật. Trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.

- Gan to: Chỉ khi khám bệnh thì mới phát hiện ra. Đây là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, nếu chỉ bị sỏi túi mật thì không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.

- Triệu chứng khác: người bệnh thường không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Trường hợp này cần phải loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự để chắc chắn đây là triệu chứng liên quan tới sỏi.

Cách điều trị sỏi mật

Có nhiều loại thuốc trị sỏi mật hiệu quả tùy theo loại bệnh sỏi mật mắc phải. Ở đây, trisoithan.vn sẽ đưa các loại thuốc dành cho 2 loại bệnh sỏi mật chính đó là: Sỏi túi mật và Sỏi trong gan.

Đối với sỏi túi mật:

·         Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.

·         Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

·       Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.

·         Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:

·     Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

·         Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

·         Phẫu thuật để lấy sỏi.

sỏi mật nên ăn gì
Người bị sỏi mật nên ăn gì?

Người bị sỏi mật nên ăn uống như thế nào?

Khi bị sỏi mật, trong việc ăn uống, cần kiêng cữ các loại thực phẩm sau:

- Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, tính nóng như thịt dê, thịt chó, ba ba, lòng đỏ trứng gà…

- Các loại đậu hạt có nhiều chất béo như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương…

- Các loại thực phẩm nhiều gia vị kích thích, có vị cay như tiêu, ớt, hành, tỏi, cà ri, gừng, mù tạt…

- Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu, có sử dụng nhiều nguyên liệu có tính nóng, cay, chua, mặn quá.

- Ngoài ra, một số thực phẩm có chứa độc tố như măng tre, khoai mì, cà chua còn xanh, khoai tây mọc mầm… cũng gây tổn hại cho gan, mật. Ngược lại, cũng có một số món ăn bổ ích đối với những người bị sỏi mật như: Cháo thịt bò bằm, cháo sườn bí đao, cháo cá lóc, cháo mè, cháo sữa đậu nành, cháo bí đỏ, cháo củ sen...

Theo viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) người bị bệnh túi mật cần mỗi ngày chỉ dùng không quá 200 mg cholesterol. Sau đây là bảng liệt kê một số thực phẩm có chứa cholesterol từ thấp đến cao:
Các thực phẩm có hàm lượng cholesterol>50mg% (tức trong 100 g thực phẩm có chứa hơn 50 mg cholesterol) như:

Cá trích (52), thịt bò (59), thịt heo hộp (60), chân giò heo (60), thịt thỏ (65), sườn heo (66), thịt bò, heo xay hộp (66), cá chép (70), giăm bông heo (70), thịt bê béo (71), thịt ngựa (75), thịt vịt (76), thịt cừu (78), thịt ngỗng (80), thịt gà tây (81), thịt bò hộp (85), mỡ heo (95), dạ dày bò (95), lưỡi bò (108), sữa bột toàn phần chưa tách béo (109), thịt gà hộp (120), tim heo (140), bầu dục heo (375), phô mai (406), gan gà (440), trứng gà toàn quả (600), lòng đỏ trứng gà (1.790), não bò (2670), não heo (3100).

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sỏi mậtsỏi mật trái sung tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn đọc quan tâm hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về căn bệnh này cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất và hoàn toàn miễn phí nhé.







Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Các thành phần chính của Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung là sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan, giúp lợi tiểu và đặc biệt là giúp làm nguy cơ tái tạo lại sỏi sau khi làm tan sỏi. Thành phần sỏi mật trái sung gồm 7 nguyên dược liệu chính. Qua bài viết sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về dược tính và công dụng của từng dược phẩm trong sỏi mật trái sung:

1. Trái sung:  3125 mg

Cây Sung hay ”ưu đàm thụ”  hoặc “tụ quả dong” (tên khoa học là Ficus acemosa) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất  là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối. Quả Sung còn có tên khác là Vô hoa quả, Thiên sinh tử, Ánh nhật quả, Văn tiên quả, Phẩm tiên quả, Nãi tương quả, Mật quả,…

Trong y học cổ truyền, quả Sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng giải độc. Nghiên cứu hiện đại khẳng định quả Sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali,… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả Sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Và một trong những công dụng của trái Sung là “chữa tan bệnh Sỏi mật”, điều mà ít ai biết đến.

2. Kim tiền thảo: 250,5 mg

Kim tiền thảo là một loài thực vật thuộc chi thóc lép hay chi Tràng của họ đậu. Ở Việt Nam còn được gọi là cây vẩy rồng, cây mắt trâu, đậu vẩy rồng hay đuôi chồn quả cong. Kim tiền thảo có chứa các chất như: polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…

Theo dược học cổ truyền, kim tiền thảo vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da), tích tụ, ung thũng,…

Sỏi mật trái sung nhờ tổng hợp những thành phần này nên có thể hỗ trợ tối đa trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về sỏi, đặc biệt là sỏi mật.

3. Nấm linh chi: 1875 mg

Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.

4. Hương phụ: 312,5 mg

Hương phụ vườn cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám. Cây: Hương phụ biển cỏ lưu niên, có thân rễ mảnh, có vẩy và phình lên ở gốc thành củ đen đen, thân cao 15-30cm, có 3 cạnh lá rộng 2-3mm. Cụm hoa có 2-3 lá bắc dài, tia ngắn, bông chét nâu, dài 6-12mm, vẩy dài 2-2.6mm không múi. Quả bế đen, hình trái xoan. Hương phụ có nhiều tác dụng khác nhau như: Đau dạ dày, ăn uống kém tiêu…

5. Nhân trần: 312,5 mg

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi mật, nhuận gan… Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) và nhuận gan khi gan có vấn đề.

Ngoài ra, nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai chết lưu… Thực tế cũng đã có trường hợp như vậy. Nhiều người có kinh nghiệm về cây nhân trần lại cho rằng hiện nay trên thị trường, cây nhân trần khá hiếm, phần nhiều là cây bồ bồ (cũng có tác dụng như cây nhân trần) không có vị ngọt nên phải cho thêm cam thảo.

Còn theo Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn, khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.

6. Kim Ngân hoa: 312,5 mg

Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài 3-8cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông (chịu đựng mùa đông). Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng hình cầu màu đen.

Nhiều bác sĩ và các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra nhiều tác dụng của Kim Ngân Hoa như: Kháng khuẩn, chống viêm, làm hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Đây cũng tiếp tục là một thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh sỏi đã được tổng hợp trong mỗi viên sỏi mật trái sung.

7. Uất kim: 312,5 mg

Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon. Theo y dược học hiện đại, nghệ có nhiều ưu điểm như giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương, thông gan lợi mật. Y dược học cổ truyền thường dùng uất kim làm thuốc.

Trên đây là 7 thành phần chính có trong mỗi viên sỏi mật trái sung có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về sỏi: sỏi mật, bùn mật, sỏi thận, sỏi gan. Sản phẩm được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc.



Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Bài viết mới

Blog Archive

Blog Archive

Total Visitors