1. Đi học một cách miễn cưỡng
Trường học là một trong những điểm
nóng về bắt nạt, do đó nếu một đứa trẻ có cảm giác sợ hãi khi nghĩ đến chuyên
đi học có thể báo hiệu một cái gì đó không ổn. Với trẻ nhỏ, cần xem xét lý do
vì sao con muốn ở nhà, chẳng hạn như đau nhức ở đâu đó. Với trẻ vị thành niên
và thanh thiếu niên, cần kết hợp với giáo viên để theo dõi sự chuyên cần, vì
nhóm tuổi này có nhiều khả năng bỏ học hoàn toàn. Cách chuyên gia tâm lý đề nghị
các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý dấu hiệu này vào ngày đầu tuần, và ý nghĩ sẽ
trở lại trường vào thứ hai là vô cùng khó khăn.
2. Thường xuyên nhức đầu và đau bụng
Nhức đầu và đau bụng là biểu hiện
vật lý thông thường của việc căng thẳng và lo lắng liên quan đến bắt nạt. Đây
là những căn bệnh dễ dàng giả vờ để được nghỉ học.
3. Thay đổi các mối quan hệ bạn bè
Một mất mát hoặc thay đổi trong
tình bạn có thể là một điểm báo của việc bị bắt nạt, đặc biệt là ở tuổi vị
thành niên và thiếu niên. Tương tự, miễn cưỡng để đi chơi cùng bạn bè cũng có
thể báo hiệu việc bắt nạt đang diễn ra trong một nhóm bạn.
![]() |
Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt. |
4. Ngủ không yên
Nếu một đứa trẻ bồn chồn hoặc lo
lắng về những gì có thể xảy ra vào ngày hôm sau ở trường, khi ngủ chúng thường
có xu hướng trằn trọc. Và vì mất ngủ, nên sáng hôm sau trẻ có vẻ mệt mỏi hơn
bình thường. Kiệt sức cũng có thể xảy ra theo những cách như mất khả năng tập
trung hoặc không giữ gìn vệ sinh đúng cách.
5. Khóc lóc hoặc phản ứng mãnh liệt
Nếu một đứa trẻ có phản ứng cảm
xúc mãnh liệt đối với những cuộc trò chuyện về trường học hoặc các hoạt động xã
hội, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy chúng đang có những mối lo xung quanh
những sự kiện đó.
6. Không muốn tương tác với gia đình
Sau giờ học ở trường, khi về nhà
nếu trẻ đi thẳng vào phòng và không muốn tiếp xúc với ai thì các bậc phụ huynh cần
tìm hiểu. Hành động chống đối anh chị em ruột cũng có thể là một dấu hiệu của
việc bị bắt nạt kéo dài. Trong một số trường hợp một nạn nhân bị bắt nạt sẽ
trút bỏ tâm lý nạn nhân và chúng đối xử tương tự với những anh em ruột hay những
đứa trẻ khác để thay thế.
7. Bị ám ảnh hay tránh xa các thiết bị điện tử
Nếu một đứa trẻ bị bắt nạt trên mạng,
bạn có thể nhận thấy một trong hai điều: thứ nhất đứa trẻ đó sẽ tập trung vào
các thiết bị điện tử hoặc là hoàn toàn tránh xa chúng. Với loại thứ nhất, đứa trẻ
có thể bị kích động nếu bạn cố gắng và hạn chế việc chúng sử dụng thiết bị. Với
loại thứ hai, bạn có thể nhận thấy đứa trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc gia nhập
các nhóm và cộng đồng.
8. Quần áo rách và những vết thương ngoài da
Không hiểu sao quần áo bị rách, bị
hỏng hoặc bị đánh cắp cùng với đó là các vết xước vật lý hoặc vết bầm tím… là
những dấu hiệu cho thấy con bạn có thể đang bị bắt nạt. Khi được hỏi về những
điều đó, đứa trẻ có xu hướng không thể giải thích hoặc không muốn giải thích.
9. Hình thành tâm lý nạn nhân
Những đứa trẻ thiếu kỹ năng hay sự
quyết đoán có thể vượt lên chính mình thường mang tâm lý nạn nhân: cúi gầm đầu
xuống khi đi, không muốn bình luận hay nói về suy nghĩ của mình. Những đứa trẻ
này thường dễ bị bắt nạt. Nếu con bạn có biểu hiện của sự yếu đuối, hãy đăng ký
cho con tham gia vào một hoạt động mà không mang tính cạnh tranh giữa những người
chơi với nhau. Chảng hạn judo hay võ thuật. Bằng cách này đứa trẻ sẽ có khả
năng xậy dựng được sự tự tin mà không có sự áp lực từ các đồng đội
Sỏi Mật Trái Sung (Theo Reader’s Digest)
https://soimattraisung.wordpress.com/2017/03/22/9-dau-hieu-cho-thay-con-ban-dang-bi-bat-nat/