Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng
gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật
co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu
hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và/hoặc sỏi sắc tố mật. Do đó, cách tốt nhất để giúp bạn hạn chế sự phát triển
của sỏi mật và ngăn ngừa các triệu chứng do sỏi gây ra là có một chế độ ăn uống
và luyện tập cân bằng, duy trì cân nặng phù hợp. Vậy
chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật như thế nào cho phù hợp để điều trị sỏi mật hiệu quả và đặc biệt là ngăn ngừa
sỏi tái phát? Bệnh sỏi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
|
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật- Sỏi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì? |
Sỏi mật là gì? Vì sao bị sỏi mật
Sỏi mật là do sự kết tụ thành khối
rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật tạo thành bùn mật, sỏi mật, sạn sỏi.
Sỏi mật có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống gan mật
như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường đường mật trong gan (sỏi gan)... Sỏi mật
có 2 loại chính:
- Sỏi sắc tố mật: Loại
này ít gặp.
- Sỏi cholesterol: Thường
đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó
có các chất béo khác kèm theo nên nó thường gắn liền với tình trạng béo phì.
Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan
trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số
42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy
sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.
Sỏi mật được hình thành do sự mất
cân bằng các thành phần có trong dịch mật, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó
có thể là sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan - nơi tiết
ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật.
Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi mà
các phương pháp Tây y hiện đại khó có thể tác động.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật bao gồm:
- Chức năng gan suy giảm (gan nhiễm
mỡ, viêm gan, xơ gan, tăng men gan...) làm giảm chất chất lượng dịch mật
- Thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ
máu.
- Chế độ ăn uống ít calo, nhiều chất
béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh.
- Lối sống ít vận động khiến dịch mật
bị ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho cholesterol kết tủa.
- Sử dụng thuốc tránh thai dài
ngày, do estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật.
- Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ
mỡ máu) làm tăng cholesterol trong dịch mật.
|
Bệnh sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ - Ảnh minh họa. |
Các triệu chứng của sỏi mật
Bệnh sỏi mật có nhiều hiểu hiện
triệu chứng tương tự nhau, các triệu chứng phổ biến nhất có thể xảy ra là:
- Sốt: Là biểu hiện khi xảy
ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi
hoặc bùn mật.
- Vàng da: Bệnh sỏi mật
ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu
hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó
là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng
vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc
nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật
chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc
vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
- Đau bụng, mạn sườn: Vị
trí đau của sỏi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là
những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo
thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của sỏi mật là cơn đau tăng lên sau ăn,
khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn
đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng,
đại tràng.
- Rối loạn tiêu hóa: Cơn
đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh
nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này
cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật – Sỏi mật
nên ăn gì và kiêng ăn những gì?
Chế độ ăn uống như thế nào là hợp
lý cho người bệnh sỏi mật? Sỏi mật nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những lời
khuyên hữu ích dành cho bạn:
Người bệnh sỏi mật nên ăn gì?
Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều
chất xơ, vitamin và ít chất béo sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho đường mật của bạn,
giúp bạn tránh xa được các triệu chứng do sỏi mật gây ra.
Các thực phẩm dưới đây là sự lựa chọn tốt cho người bệnh sỏi mật:
- Các loại rau, củ quả giàu chất
xơ hòa tan như củ cải, cà rốt, atiso, cần tây, rau cải bó xôi, bông cải xanh (súp
lơ xanh), thì là, dừa, dưa leo, trái bơ…
- Trái cây giàu vitamin và dinh
dưỡng (đặc biệt là vitamin A và vitamin C), như cam, bưởi, táo, lê, ổi, đu đủ
là những loại quả tốt nhất cho người bệnh sỏi mật.
- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, yến
mạch… cũng là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp đào thải bớt lượng cholesterol
ở trong cơ thể.
- Các loại hạt như óc chó, hạnh
nhân, hạt điều, hạt hướng dương… chứa rất nhiều chất béo lành mạnh tốt cho sức
khỏe, có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật.
- Ưu tiên nguồn đạm từ thực vật
như hạt mè, hạt hướng dương, rau có màu xanh thẫm... thay vì đỗ tương (đậu
nành), đậu đỏ, vì sử dụng nhiều có thể gây đau, đầy trướng . Với đạm từ động vật,
nên dùng các loại thịt nạc, thịt trắng và cá.
- Với sữa cần lựa chọn các loại sản
phẩm sữa đã tách bơ, ít chất béo, ít đường.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để
giúp đào thải bớt các độc tố ở trong cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy, uống
một lượng café nguyên chất ít đường và rượu vừa phải với khoảng 1 - 2 ly thường
xuyên cũng có thể giúp bạn giảm được nguy cơ hình thành sỏi mật. Bên cạnh đó bạn
nên dành thời gian để rèn luyện thân thể, vận động thường xuyên, với ít nhất
khoảng 30p mỗi ngày phòng tránh bệnh sỏi mật.
Sử dụng thêm sản phẩm
Sỏi Mật Trái Sung cũng là cách để làm giảm các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu,
do bệnh sỏi mật. Đồng thời, làm tăng khả năng bào mòn sỏi đã được nhiều người
áp dụng thành công.
Người bệnh sỏi mật nên kiêng ăn gì?
Nếu bạn đang mắc bệnh sỏi mật,
trước hết bạn cần cắt giảm chất béo và hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol.
Bởi đây là một trong những nguyên nhân sinh sỏi mật, đồng thời chúng cũng là thủ
phạm gây ra triệu chứng: đầy trướng, chậm tiêu, đau tức hạ sườn phải… Chúng có
mặt nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt đỏ; mỡ, da, phủ tạng động vật; trứng
gà, các đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, xúc xích, bơ, pho-mai, sữa nguyên kem…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến
cáo, những người khỏe mạnh có thể ăn được 300mg cholesterol/ngày, nhưng khi mắc
sỏi mật thì không nên ăn quá 200 mg cholesterol/ngày. Trong trường hợp xuất hiện
các triệu chứng đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu thì tạm thời có thể cắt giảm
hoàn toàn nguồn chất béo từ động vật.
Dưới đây là bảng hàm lượng cholesterol cụ thể
trong 100g của các loại thực phẩm thông dụng nhất giúp bạn xây dựng chế độ ăn
khoa học cho chính mình.
Các thực phẩm chứa nhiều đường,
tinh bột và carbonhydrat tinh chế cũng góp phần vào sự phát triển của sỏi mật
và làm tồi tệ hơn các triệu chứng của nó. Vì vậy, bạn cũng cần phải hạn chế.
Chúng bao gồm: bánh mỳ trắng, mì ống, đồ ăn vặt - snack, kem, bánh quy, bánh ngọt…
Cắt giảm bớt chất béo, chất đường
là điều cần thiết để đối phó với căn bệnh sỏi mật, tuy nhiên không vì thế mà bạn
và loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi một chế độ kiêng
khem quá mức để cũng có thể làm giảm các cơn co thắt của túi mật, tạo điều cho
dịch mật ứ trệ và hình thành nên sỏi. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên xây dựng
một kế hoạch ăn uống để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và tiêu thụ một lượng vừa
phải chất béo trong thực đơn hàng ngày.
Một số mẹọ sau có thể giúp chúng ta chuẩn bị bữa ăn cho gia đình và những
người thân yêu một cách khoa học hơn:
- Tránh các loại thực phẩm chế biến
và nấu sẵn.
- Kiểm tra nhãn mác đối với các sản
phẩm chứa nhiều chất béo. Tránh các loại thực phẩm có mã hóa màu đỏ trên nhãn
cho các chất béo. Nên tìm loại thực phẩm chỉ chứa khoảng 3g chất béo hoặc ít
hơn.
- Chỉ sử dụng chất béo/ dầu trong
quá trình chế biến khi thực sự cần thiết.
- Vớt bọt chất béo khi chế biến
món hầm.
- Để ráo dầu với các thực phẩm
chiên
Trên đây là hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp cho người bị sỏi mật
mà Sỏi Mật Trái Sung
tổng hợp và chia sẻ. Bạn đọc quan tâm hoặc cần được tư vấn
về bệnh sỏi mật, các triệu chứng và cách điều trị sỏi mật hiệu quả hãy liên hệ
với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.